Dập hồ quang Contactor

Nếu không có bảo vệ tiếp điểm đầy đủ, sự xuất hiện của hồ quang điện gây ra suy giảm đáng kể trong những các tiếp điểm, sẽ gây thiệt hại đáng kể. Hồ quang điện xảy ra giữa hai điểm tiếp xúc (điện cực) khi chúng chuyển trạng thái đóng sang trạng thái mở (hồ quang ngắt) hoặc từ trạng thái mở sang trạng thái đóng (hồ quang đóng). Hồ quang ngắt thường có năng lượng lớn hơn và do đó sức phá hủy cũng lớn hơn.[3]

Nhiệt tạo ra bởi hồ quang điện là rất cao, cuối cùng sẽ làm cho kim loại trên tiếp điểm bị mòn hoặc cháy. Nhiệt độ cực cao của hồ quang (hàng chục ngàn độ C) làm vỡ các phân tử khí xung quanh tạo ra khí ozone, carbon monoxide, và các hợp chất khác. Năng lượng của hồ quang dần dần phá hủy các kim loại tiếp xúc, tạo ra một số vật chất thoát vào không khí dưới dạng hạt. Hoạt động này làm cho các vật liệu trong các tiếp điểm suy giảm chất lượng theo thời gian, cuối cùng dẫn đến làm hỏng thiết bị. Ví dụ, một contactor được lắp đặt đúng sẽ có tuổi thọ từ 10.000 đến 100.000 lần hoạt động khi làm việc khi có nguồn điện; ít hơn đáng kể so với tuổi thọ cơ khí (không có điện) của cùng một thiết bị, có thể được vượt quá 20 triệu lần hoạt động.[4]

Hầu hết các contactor điều khiển động cơ hạ áp (bé hơn 600 vôn) đều là các contactor (đóng) cắt trong không khí; không khí ở áp suất khí quyển bao quanh các tiếp điểm và dập tắt hồ quang khi ngắt mạch điện. Các bộ điều khiển động cơ AC trung áp hiện đại sử dụng các contactor chân không. Các contactor AC cao áp (lớn hơn 1000 Vôn) có thể sử dụng chân không hoặc khí trơ xung quanh các tiếp điểm. Các contactor cao áp (lớn hơn 600V) vẫn sử dụng không khí bên trong máng dập hồ quang được thiết kế đặc biệt để triệt tiêu năng lượng của hồ quang. Các bộ phận cơ khí điện cao áp có thể được cách ly với nguồn nhiệt của chúng bởi cầu dao gắn trên đỉnh được chấp hành bằng khí nén; việc cung cấp không khí tương tự có thể được sử dụng để "thổi" bất kỳ hồ quang điện phát sinh nào.[5][6]